>> Kính xây dựng và các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn
Hiện nay, hầu hết các hệ thống tòa nhà, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn... thậm chí một số biệt thự riêng cũng đã được chủ đầu tư lựa chọn kính như một giải pháp mới… Các
công trình sử dụng kính hiện nay đang thu hút hầu hết sự quan tâm của chủ đầu tư, các kiến trúc sư không chỉ bởi sự mới mẻ trong công nghệ, mà còn đạt được tầm thế cao trong kiến trúc bởi các tiêu chí về không gian, tầm nhìn, ánh sáng, sự tiện dụng mà còn mang một nét đặc trưng thể hiện được sự sang trọng và quý phái trong những sắc màu lung linh...
Phân loại kính:
Mỗi loại kính có những đặc tính kỹ thuật khác nhau, giá thành khác nhau. Các loại kính đặc biệt sản xuất bằng công nghệ hiện đại với những ưu điểm nổi trội không còn là độc quyền của những công trình lớn, công trình đặc biệt hay những toà nhà cao tầng nữa. Các loại kính này đi vào từng công trình nhỏ, cả với khối lượng thi công cũng nhỏ. Có thể phân loại kính như sau:
- Theo mức độ truyền ánh sáng: kính trong suốt, kính trong mờ, kính mờ đục, kính phản quang, gương.
- Theo mục đích sử dụng: kính lấy sáng, kính lấy sáng kết hợp cách âm - cách nhiệt, kính trang trí (kính màu, kính sơn, tranh kính...), kính làm vật dụng (mặt bàn, mặt tủ...).
- Theo cấu tạo và công nghệ: kính thường, kính dán an toàn, kính cường lực - kính temper, kính hộp.
• Kính cường lực: là kính được tôi ở nhiệt độ rất cao và cho nguội nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, tăng khả năng chịu lực, chống lực va đập, chịu tải trọng lớn và chống vỡ do ứng suất nhiệt, khả năng bị trầy xước thấp, độ an toàn cao, sức chịu nén bề mặt lên tới 10.000PSI trong khi kính nổi thông thường chỉ chịu được dưới 3.500PSI, do vậy kính cường lực chịu được rung trấn, sức gió lớn và va đập mạnh.
• Kính dán an toàn: Kính dán an toàn là loại kính có cấu trúc đặc biệt với hai lớp kính đơn được rửa bằng nước sạch khử ion rồi ép vào nhau bởi màng phim PVB (Polyvinyl butyral - một loại chất dẻo chuyên dụng) và được chưng ở nhiệt độ cao, để tạo sự liên kết và độ trong suốt của tấm kính. Kính cường lực an toàn có khả năng chịu được lực va đạp rất lớn, thậm chí ngay cả khi nó bị đập rạn vỡ thì kính vẫn đứng vững trong cửa, góp phần ngăn chặn hiệu quả sự thâm nhập từ bên ngoài.
• Kính hộp: Có kết cấu dạng hộp với khoảng trống ở giữa được nạp khí Argon (khí trơ) cho phép hộp kính có thể làm giảm tối đa tiếng ồn từ môi trường xung quanh, đồng thời làm tăng khả năng cách nhiệt. Do vậy, giúp tiết kiệm tối đa chi phí trong việc sử dụng điện năng cho hệ thống điều hoà không khí, đèn chiếu sáng. Và công nghệ hộp kính ra đời đã đáp ứng được yêu cầu về
tiết kiệm năng lượng cho các công trình xây dựng, đặc biệt là trong các tòa nhà cao tầng.
Ứng dụng của kính:
- Kính làm cửa: cửa sổ, cửa đi.
- Kính làm vách ngăn: Kính hiện nay được dùng làm vách ngăn trong những không gian lớn, đây là một cách lấy sáng xuyên phòng và tạo hiệu quả sâu cho không gian kiến trúc, nội thất. Kính cũng được làm vách ngăn khu tắm phổ biến trong
nhà vệ sinh (cabin tắm đứng). Vách kính trong trường hợp này rất ưu điểm vì chịu nước, trong suốt không làm chật không gian, và kết cấu vách ngăn hầu như không chiếm diện tích trên mặt bằng.
- Kính làm tường, kết cấu bao che: Rất nhiều công trình cao ốc đã và đang xây dựng gần đây không có tường bao và... cửa sổ. Bởi đơn giản toàn bộ mặt đứng công trình đã được bọc một hệ khung kính (liền cửa sổ) thay cho tường bao che truyền thống. Dấu ấn kiến trúc hiện đại khá đậm nét trong những công trình kiến trúc có giải pháp kiến trúc mặt đứng như thế này. Ngoài ra, kính còn được làm nhiều loại kết cấu bao che khác như buồng thang máy, lan can, thậm chí cả... hàng rào.
- Kính làm mái: Kính làm mái được sử dụng nhiều trong các thể loại công trình do ưu điểm lấy sáng và ngăn được mưa. Mái kính có thể sử dụng ở những diện tích lớn, không gian rộng như sân trong, sân thượng, phòng công cộng... cho tới những diện tích nhỏ hơn như mái sảnh, mái tum, mái giếng trời... trong nhà ở gia đình.
- Kính làm sàn: Không dừng lại ở tường, mái... kính với tải trọng bản thân hoặc tĩnh tải; kính có khả năng chịu lực với tải trọng động như sàn kết cấu. Nhiều loại kính cường lực cho phép làm các loại sàn như sàn nhà, sàn chiếu nghỉ, bậc thang...
- Kính làm các đồ gia dụng, nội thất khác: mặt bàn, giá kệ... trong nội thất. Bề mặt kính nhẵn dễ vệ sinh là ưu điểm nên kính hay được chọn là tấm che phủ cho các bề mặt ngang dễ dính nước, dễ bẩn... như bàn nước,
bàn ăn, mặt quầy tiếp tân, mặt bar, mặt tủ... Bên cạnh việc dễ vệ sinh, kính trong suốt cho phép ánh sáng đi qua, không cản tầm nhìn, để lộ các chất liệu, hoa văn phía dưới và tạo hiệu quả thẩm mỹ nhất định khi có ánh sáng chiếu vào.
- Kính trang trí: Trong các nhà thờ trên thế giới, kính trang trí được sử dụng rất sớm dưới dạng tranh kính màu. Hiện nay trong kiến trúc hiện đại tranh kính nói riêng và kính trang trí nói chung cũng được ứng dụng nhiều dưới các dạng tranh kính ghép, kính mài, kính sơn, kính điêu khắc 2D, 3D... Các dạng kính trang trí này cho hiệu quả thẩm mỹ rất tốt khi kết hợp với ánh sáng tự nhiên (từ ngoài vào) hay ánh sáng nhân tạo (trong hắt ra).https://nhomkinhbinhthanh.net/lamvachnhomkinh.com/tunhomthanhpho.com/cuanhombinhthanh.net/